Viêm khớp vẩy nến: Chữa sớm, tránh tàn phế

Do triệu chứng gần giống với viêm khớp dạng thấp mà nhiều khi không được điều trị sớm.

Đối với bệnh viêm khớp vẩy nến, điều quan trọng là phải được chẩn đoán chính xác để có các phương pháp điều trị sớm. Sau đây là những điều nên biết về bệnh viêm khớp vẩy nến.

Ai dễ bị viêm khớp vẩy nến?

Viêm khớp vẩy nến là một loại viêm khớp được phát hiện trên những người mắc bệnh vẩy nến. Đó là một loại viêm khớp mạn tính. Khoảng 40% bệnh nhân viêm khớp vẩy nến có tiền sử gia đình mắc bệnh vẩy nến hoặc viêm khớp. Khoảng 15% những người bị bệnh vẩy nến phát triển viêm khớp vẩy nến. Bệnh thường xuất hiện từ 30-50 tuổi. Nam giới và phụ nữ có vẻ như có nguy cơ tương đương phát triển viêm khớp vẩy nến. Có tăng gấp 50 lần nguy cơ mắc bệnh viêm khớp vẩy nến ở những người họ hàng đầu tiên của bệnh nhân mắc bệnh. Các nhà nghiên cứu cũng xác định rằng trong cặp song sinh giống hệt nhau, có 70% sự phù hợp (nghĩa là mức độ tương đồng ở cặp song sinh liên quan đến sự hiện diện hoặc không có bệnh cụ thể) đối với bệnh vẩy nến. Thật thú vị, có hai lần gia tăng nguy cơ truyền bệnh vẩy nến do một người cha bị ảnh hưởng so với người mẹ bị ảnh hưởng.

Đây được xác định là căn bệnh tự miễn, cho tới hiện nay vẫn chưa phát hiện rõ nguyên nhân tại sao hệ thống miễn dịch tấn công các mô khỏe mạnh trong cơ thể. Các chuyên gia cho rằng bệnh có thể do một số yếu tố gây nên như: do di truyền hay do môi trường, tiếp xúc hóa chất, chất phóng xạ, nhiễm virut, vi khuẩn,...

Bệnh viêm khớp vẩy nến được phát hiện ở bệnh nhân vẩy nến.

Bệnh viêm khớp vẩy nến được phát hiện ở bệnh nhân vẩy nến.

Đặc điểm bệnh viêm khớp vẩy nến

Các triệu chứng của bệnh vẩy nến và viêm khớp mạn tính thường phát triển riêng biệt trên bệnh nhân viêm khớp vẩy nến. Trong 85% bệnh nhân viêm khớp vẩy nến, các triệu chứng của bệnh vẩy nến phát triển trước khi có các triệu chứng viêm khớp. Bệnh vảy nến và viêm khớp có thể phát triển kéo dài nhiều năm. Ở một số bệnh nhân, các triệu chứng liên quan đến viêm khớp vẩy nến là nhẹ. Ở những bệnh nhân này, các triệu chứng có thể đến rồi thuyên giảm, nhưng rồi quá trình tiến triển của bệnh trở nên dai dẳng hơn.

Viêm khớp vẩy nến có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào trong cơ thể

Thông thường, viêm khớp vẩy nến ảnh hưởng đến các khớp lớn ở các chi dưới, khớp xa của ngón tay và ngón chân, cũng như các khớp cột sống. Các triệu chứng của viêm khớp vẩy nến có thể là một hay đồng thời diễn ra bao gồm: chứng viêm đơn khớp và viêm khớp không đối xứng; viêm đa khớp; viêm các khớp ngón tay, ngón chân; viêm khớp dẫn đến tàn phế; viêm dính khớp cột sống. Viêm khớp chân vẩy nến cũng có thể gây đau ở các điểm, nơi gân và dây chằng bám vào xương - đặc biệt là ở mặt sau của gót chân (viêm gân Achilles), hoặc trong bàn chân (plantar fasciitis).

Bệnh viêm khớp vẩy nến có thể bị nhầm là bệnh gút hoặc viêm khớp dạng thấp. Chẳng hạn, triệu chứng đau, sưng khớp đều phổ biến trong cả 3 loại viêm khớp nêu trên. Do đó, cần chú ý tới các triệu chứng thay đổi về da, móng phù hợp với bệnh vẩy nến để loại trừ. Sinh thiết da cũng giúp chẩn đoán viêm khớp vẩy nến.

Các xét nghiệm về viêm không đặc hiệu (tức là sedrate và CRP) có thể tăng lên khi viêm khớp vẩy nến hoạt động. Thông thường, bệnh nhân viêm khớp vẩy nến là âm tính đối với yếu tố rheumatoid. Nếu yếu tố thấp khớp là dương tính, có thể là trường hợp bệnh vẩy nến kết hợp với viêm khớp dạng thấp hơn là trường hợp viêm khớp vẩy nến.

Chữa trị thế nào?

Bệnh viêm khớp vẩy nến không giống như viêm khớp dạng thấp, chỉ cần điều trị khi triệu chứng xuất hiện. Khi các triệu chứng viêm khớp vẩy nến giảm, có thể ngừng điều trị cho đến khi các triệu chứng lại xuất hiện. NSAIDs (thuốc chống viêm không steroid) thường là dòng đầu tiên của điều trị viêm khớp vẩy nến. DMARDs (các thuốc chống thấp khớp) có thể được bổ sung vào quá trình điều trị. Các loại thuốc sinh học cũng nằm trong số các lựa chọn điều trị. Thuốc ức chế miễn dịch có thể có tác dụng phụ nguy hiểm và thường chỉ được sử dụng trong các trường hợp nghiêm trọng nhất của viêm khớp vẩy nến.

Lời khuyên của thầy thuốc

Do chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh việm khớp vẩy nến nên chỉ có thể kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa thiệt hại cho các khớp xương. Điều quan trọng là bệnh cần được chẩn đoán sớm để điều trị nếu không bệnh có thể tiến triển đến tàn phế.

Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, bệnh nhân viêm khớp vẩy nến nên chú ý bảo vệ các khớp xương như thay đổi tính chất công việc, hoạt động có tác động tiêu cực tới khớp. Duy trì cân nặng hợp lý tránh tải trọng quá mức cho khớp. Tập thể dục thường xuyên giúp các khớp xương linh hoạt dẻo dai hơn. Bệnh có thể gây đau đớn, mệt mỏi nên tìm đến các phương pháp thư giãn như yoga, thiền để hỗ trợ.

Những dự báo xấu đối với bệnh viêm khớp vẩy nến

Bệnh viêm khớp vẩy nến trở nên trầm trọng hơn nếu bệnh nhân có các yếu tố sau: tổn thương da nặng; gia đình có tiền sử bệnh vẩy nến; giới tính nữ; sự khởi phát của bệnh trước 20 tuổi; biểu hiện gene HLA-B27, HLA-DR3, HLA-DR4; viêm đa khớp hoặc khớp bị tổn thương do viêm.

BS. Nguyễn Thông Tuyết

“Thập kỷ đầm lầy” – Giai đoạn bệnh tật nguy hiểm mà ai cũng phải trải qua!

Giai đoạn 46-55 tuổi – Giai đoạn nguy hiểm nhất đời người?

Đa phần, khi khỏe mạnh, chúng ta thường không có suy nghĩ chăm sóc sức khỏe một cách cẩn thận. Bởi khi ấy cơ thể vẫn còn dẻo dai, trẻ trung, chưa “làm phiền” hay cản trở bạn trong bất kỳ một hoạt động nào. Nhưng sức khỏe là thứ khi mất rồi ta mới thấy quý trọng

Bước vào tuổi trung niên, cơ thể bước vào giai đoạn bắt đầu lão hóa, cùng với  trách nhiệm công việc, gia đình khiến sức khỏe bắt đầu sụt giảm nhanh chóng.

Hầu hết các bệnh tật tiềm ẩn nhiều năm trong cơ thể sẽ “bùng phát” dữ dội, làm cho con người không kịp trở tay nếu chủ quan. Đây còn được gọi là giai đoạn “nguy cơ cao” vì nhiều người đã phải từ giã cuộc sống.

Vì vậy, các chuyên gia sức khỏe cho rằng, lứa tuổi từ 46-55 sẽ là giai đoạn đặc biệt nhất của đời người, quyết định chất lượng sống khi về già và tuổi thọ của mỗi người.

Nếu biết được những kiến thức đơn giản này, bạn sẽ có những giải pháp phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe đúng cách.

Lão hóa – Mầm mống khiến bệnh tật “bùng phát” dữ dội ở tuổi trung niên

Lão hóa không chỉ đơn thuần là việc ảnh hưởng đến sự trẻ trung, xinh đẹp của chị em phụ nữ, nó còn là quá trình xảy ra bên trong cơ thể, khi các cơ quan bộ phận bắt đầu hoạt động yếu đi và không còn hiệu quả như trước, bệnh tật và ung bướu từ đó tăng lên.

Quá trình lão hóa được cho là hậu quả của sự mất cần bằng giữa việc hình thành các chất oxi hóa (gốc tự do) và các chất chống oxi hóa của cơ thể. Quá trình sản sinh năng lượng để hoạt động cộng với các tác động từ môi trường như khói bụi, thuốc lá, tia UV, các hóa chất độc hại trong thực phẩm, căng thẳng, stress… là nguyên nhân làm gia tăng số lượng gốc tự do trong cơ thể.

Các gốc tự do này cùng lúc kết hợp với độc tố từ bên ngoài sẽ tấn công cấu trúc tế bào, gây tổn thương, màng tế bào, ti thể,… làm cho tế bào suy yếu và chết đi nhanh chóng, hoặc đột biến và tạo thành các tế bào ung bướu.

Cơ thể sử dụng các chất chống oxi hóa để vô hiệu hóa tác động của các gốc tự do có hại. Các chất chống oxi hóa này có thể được lấy từ bên ngoài, có thực phẩm hằng ngày như các vitamin A, E, C… có trong rau củ quả, hoặc do cơ thể tự sản sinh.

Trong đó, Glutathione là chất chống oxi hóa nội sinh mạnh mẽ nhất, được mệnh danh là vua của các chất chống oxi hóa. Glutathione chủ yếu được sản xuất ở gan, sau đó chúng đi vào từng tế bào trong cơ thể để thực hiện nhiệm vụ. Lý do nó trở thành chất chống oxi hóa quan trọng nhất của cơ thể bởi vì nó tập trung với nồng độ rất cao ở trong tế bào, gấp hàng nghìn lần các chất chống oxi hóa khác và nó có khả năng tự tái tạo, cũng như giúp tái tạo các chất chống oxi hóa còn lại.

Tuy nhiên, bước vào độ tuổi trung niên, nồng độ Glutathione trong cơ thể bắt đầu suy giảm một cách nhanh chóng. Điều này khiến cho bộ máy cơ thể của chúng ta làm việc không hiệu quả và bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu như: mệt mỏi, thiếu năng lượng làm việc, đau nhức cơ bắp, đau nhức xương khớp, khó ngủ, chán ăn,…

Và khi không còn sức chống đỡ, các tế bào trong cơ thể dần suy kiệt và dễ bị đột biến, dẫn đến một loạt các bệnh mạn tính như: xơ vữa động mạch, mỡ máu, ….và mối nguy hại nhất là căn bệnh ung thư

Chăm sóc sức khỏe hiệu quả trước khi bước vào giai đoạn trung niên

Chống oxi hóa, tiêu diệt các gốc tự do là chìa khóa của việc ngăn ngừa quá trình lão hóa, giảm thiểu nguy cơ ung bướu và các bệnh mạn tính hiệu quả. Có 2 cách để giúp cơ thể chống lại các gốc tự do:

●      Bổ sung các chất chống oxi hóa từ bên ngoài: một số thực phẩm rất giàu các chất chống oxi hóa như nghệ, tỏi, cà chua, gấc, các loại quả như việt quất, nho, cam, táo, bưởi… Ăn nhiều rau xanh, hoa quả là cách rất tốt để bổ sung chất chống oxi hóa cho cơ thể.

●      Tăng cường chất chống oxi hóa nội sinh: Chúng ta đã biết Glutathione là chất chống oxi hóa mạnh nhất của cơ thể. Việc đảm bảo nồng độ glutathione trong thực hiện công việc thải độc và tiêu diệt độc tố gây hại tế bào chính là chìa khóa quan trọng nhất.

Nhà khoa học tiêu biểu của thế kỉ 20, GS. P.Talalay đã công bố kết quả nghiên cứu khả năng ngăn ngừa ung bướu với hoạt chất SFN được đặt tên là Broccoraphanin. Đó là một hợp chất trong hạt mầm bông cải xanh 3 ngày tuổi có khả năng kích hoạt các gen điều khiển việc tổng hợp glutathione, khi bổ sung hợp chất này, nồng độ glutathione trong cơ thể được kích hoạt theo nhu cầu cơ thể và có thể tăng lên 240%

Nghiên cứu này đã được đăng tải trên hơn 250 bài báo của các tạp chí khoa học uy tín quốc tế và tiên phong cho 1.425 nghiên cứu được công bố trên trang thư viện Y học Quốc gia Hoa Kì về khả năng ngăn ngừa ung bướu và các bệnh mạn tính: tim mạch, tiểu đường,…

BroccoRaphanin trở thành nguồn nguyên liệu quý được FDA chứng nhận và Tập đoàn Frutarom Thụy Sĩ phân phối (top 5 tập đoàn phân phối nguyên liệu ngành dược phẩm và dinh dưỡng lớn nhất thế giới). Hoạt chất này đã được hơn 20 quốc gia, trong đó, Việt Nam có Công ty CP Dược Mỹ phẩm CVI ứng dụng sản xuất sản phẩm thải độc tế bào chuyên biệt DetoxGreen.

Sản phẩm đã nhận được sự quan tâm tin dùng của hàng nghìn người dùng, trong đó có cả những người nổi tiếng như Nghệ sĩ Chí Trung, MC Ốc Thanh Vân, Thúy Hằng, Thúy Hạnh,…

NSND Chí Trung chia sẻ về bí quyết giúp cơ thể luôn khỏe mạnh

Siêu mẫu Thúy Hạnh cũng chia sẻ về quá trình thải độc cùng DetoxGreen trên trang cá nhân

Nếu có các dấu hiệu: Mệt mỏi, hay đau đầu, rối loạn tiêu hóa,… có thể cơ thể bạn đã có dấu hiệu độc tố tích tụ, hãy gọi tới số điện thoại các Dược sĩ 18001796 để được tư vấn miễn phí về các phương pháp thải độc hiệu quả.

Để mua được sản phẩm chính hãng, vui lòng click vào TẠI Đ Y

Để tìm hiểu thêm về thành phần, công dụng của sản phẩm, vui lòng click vào TẠI Đ Y

Số: 01599/2016/XNQC-ATTP

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Cứu sống bé trai 2 tháng tuổi dị tật tim bẩm sinh hiếm gặp

Thông tin từ BV Nhi Trung ương cho biết, bé Phan H.H (2 tháng tuổi, Thái Bình) sinh ra đã có biểu hiện tím tái khi quấy khóc song gia đình không để ý. Ngày 2/9 thấy con liên tục khó thở, thở nhanh, bú kém, bé H mới được cha mẹ đưa đến bệnh viện tỉnh.

Sau khi thăm khám, xác định cháu bé có bệnh lý về tim bẩm sinh rất nặng, các bác sĩ bệnh viện tỉnh đã chuyển cháu lên BV Nhi Trung ương. 11 giờ cùng ngày, nhận được thông tin có bệnh nhân cần hội chẩn cấp cứu, toàn bộ ekip bao gồm bác sĩ siêu âm, bác sĩ ngoại tim mạch, can thiệp tim mạch cùng các kỹ thuật viên thuộc Trung tâm tim mạch trẻ em đã lập tức có mặt.

Bé H. được các bác sĩ nhanh chóng tiến hành khám tim mạch và siêu âm tim. Cháu bé được chẩn đoán tĩnh mạch phổi trở về bất thường hoàn toàn thể trên tim có tắc nghẽn. Xác định đây là trường hợp bệnh lý tim phức tạp nếu không phẫu thuật sớm cháu bé sẽ không qua khỏi, các sĩ đã hội chẩn và đi đến thống nhất phẫu thuật cấp cứu cho cháu chỉ một ngày sau đó.

Ca phẫu thuật kéo dài gần 4 giờ đồng hồ đã cho kết quả tốt đẹp. Chỉ một ngày sau phẫu thuật, bệnh nhi đã được rút nội khí quản. Trẻ tự thở, bú tốt, các chỉ số về mạch trong giới hạn cho phép.

 

Mẹ con bé H tại khoa Hồi sức tim mạch, Bệnh viện Nhi Trung ương.

Bệnh lý hiếm gặp

Giải thích về cơ chế bệnh lý ở trường hợp này, TS.BS Nguyễn Lý Thịnh Trường - Phó giám đốc Trung tâm tim mạch trẻ em cho biết, tĩnh mạch phổi trở về bất thường (TMPTVBT) là dị tật tim bẩm sinh hiếm gặp, xuất hiện khi các tĩnh mạch phổi hình thành một cách bất thường trong thời kỳ bào thai. Nguyên nhân của bệnh lý này còn chưa rõ ràng. Ở tim bình thường, 4 tĩnh mạch phổi làm nhiệm vụ đưa máu giàu oxy từ hai bên phổi trở về tâm nhĩ trái. Máu này sau đó sẽ được đẩy đi nuôi cơ thể.

Ở bệnh nhi có TMPTVBT, một hoặc nhiều tĩnh mạch phổi không trở về tâm nhĩ trái như thường lệ mà lại trở về tâm nhĩ phải. Nếu tất cả các tĩnh mạch phổi bị ảnh hưởng, bệnh sẽ có tên tĩnh mạch phổi trở về bất thường hoàn toàn. Trong một số trường hợp, tĩnh mạch phổi được kết nối với tĩnh mạch cảnh trên (như trong hình dưới), mang máu trộn trở lại tim. Dạng này có tên gọi là thể trên tim.

Tất cả máu giàu oxy (màu đỏ) bị trộn với máu nghèo oxy (màu xanh) trong tâm nhĩ phải.

Khi trẻ có bất thường tĩnh mạch phổi, máu đỏ thay vì đi theo nửa trái của tim để được bơm đi nuôi cơ thể lại quay về tĩnh mạch hệ thống, tức là đi thẳng về nơi nó xuất phát. Kết quả là có quá nhiều máu đi về phổi, và nếu tất cả các tĩnh mạch phổi đều trở về bất thường thì hậu quả là sẽ không có máu đỏ đi nuôi cơ thể.

Trong trường hợp này, con đường duy nhất để máu đỏ tới được nửa trái của tim là đi qua lỗ bầu dục hoặc lỗ thông liên nhĩ nằm trên vách ngăn tâm nhĩ. Sự tồn tại và độ rộng của lỗ bầu dục hoặc lỗ thông liên nhĩ thứ phát – để dẫn máu từ nhĩ phải sang nhĩ trái, là yếu tố sống còn cho tính mạng của bệnh nhi sau khi sinh.

 

 

Chỉ có khoảng 20% trẻ mắc bệnh sống đến 1 tuổi

TS.BS Lê Hồng Quang - Trưởng khoa Hồi sức tim mạch, Trung tâm tim mạch trẻ em, cho biết thời điểm xuất hiện và độ nặng của triệu chứng bệnh phụ thuộc vào số lượng tĩnh mạch bị ảnh hưởng và có hay không có sự tắc nghẽn các tĩnh mạch này. Trường hợp 1 tĩnh mạch bị tổn thương, bệnh nhi thường không có triệu chứng. Nếu 2 tĩnh mạch cùng bên bị tổn thương, bệnh nhi có thể có các biểu hiện nhẹ ở thời kỳ thơ ấu như khó thở khi gắng sức và mệt mỏi nhẹ. Nhưng khi trưởng thành, quá nhiều máu trở về phổi có thể gây tăng áp lực động mạch phổi.

Tĩnh mạch phổi trở về bất thường hoàn toàn là bệnh lý nghiêm trọng, cần được phẫu thuật chỉnh sửa ngay sau khi chẩn đoán. Trong khi phần lớn bệnh nhi không có biểu hiện bất thường khi chào đời, khoảng 50% sẽ xuất hiện các triệu chứng trong tháng đầu đời, và hầu như tất cả trẻ sẽ có biểu hiện khi trên 1 tuổi. Các triệu chứng bệnh bao gồm: suy tim ứ huyết (thở nhanh, ra mồ hôi, uể oải, cáu gắt, ăn kém, tăng trưởng kém), và xanh tím nhẹ ở môi và đầu ngón tay.Tắc nghẽn trên đường trở về của tĩnh mạch phổi có thể dẫn đến những rắc rối nặng về hô hấp: suy hô hấp, phù phổi.

Nếu không điều trị, chỉ có khoảng 20% sống đến 1 tuổi, và 50% trong số này sống được trên 3 tuổi. Tử vong sớm hay xảy ra ở những trẻ có hẹp đường tĩnh mạch phổi dẫn máu về tim hoặc lỗ thông liên nhĩ nhỏ, và thường xảy ra trong vài tuần hoặc vài tháng đầu sau sinh, với các triệu chứng như khó thở, tím và các biểu hiện giảm cung lượng tim, có thể gặp tình trạng sốc tim. Nếu bệnh nhi qua được giai đoạn này thì thường có biểu hiện tim to, tăng tuần hoàn phổi, tím, suy tim phải, và cũng chỉ có một nửa trong số đó sống được đến 1 tuổi.

Ở những bệnh nhân sống qua 1 tuổi thường có lỗ thông liên nhĩ lớn, với triệu chứng giống như những bệnh tim có shunt trái – phải (như bệnh thông liên nhĩ đơn thuần), và tiến triển tương đối chậm cho đến khoảng 10 đến 20 tuổi sẽ xuất hiện các triệu chứng của tăng áp lực động mạch phổi nặng, tăng sức cản phổi và tím nặng dần lên.

Theo TS. Lê Hồng Quang, cháu H rất may mắn đã được các bác sĩ phát hiện bệnh sớm và chỉ định phẫu thuật kịp thời. Tĩnh mạch phổi trở về bất thường hoàn toàn có tắc nghẽn là bệnh lý tim bẩm sinh trầm trọng, nếu không được điều trị, phần lớn trẻ sẽ không sống hết được 3 tháng đầu đời.

Hiện nay giải pháp điều trị chủ yếu đối với tĩnh mạch phổi trở về bất thường hoàn toàn là phẫu thuật tim hở (sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể) để sửa chữa toàn bộ – chuyển các tĩnh mạch phổi trở về nhĩ trái và đóng lỗ thông liên nhĩ, có hoặc không có hạ nhiệt độ sâu và ngừng tuần hoàn. Thời điểm phẫu thuật phụ thuộc một phần vào việc có tắc nghẽn hay không. Nếu có tắc nghẽn, phẫu thuật phải được thực hiện ngay sau khi có chẩn đoán. Nếu không có tắc nghẽn, phẫu thuật nên được tiến hành trong 6 tháng đầu đời. Tiên lượng lâu dài cho trẻ sau phẫu thuật thường là tốt. Tuy vậy, có một số ít trẻ sẽ phải phẫu thuật lại do hẹp các tĩnh mạch phổi.

 

Theo thống kê của Trung tâm tim mạch trẻ em, mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 10.000 – 12.000 trẻ mới sinh mắc chứng tim bẩm sinh cần được chẩn đoán và can thiệp sớm. Các chuyên gia tim mạch khuyến cáo, việc chẩn đoán sớm các bệnh tim bẩm sinh ngay từ thời kì bào thai bằng phương pháp siêu âm có một vai trò vô cùng quan trọng. Chẳng hạn bệnh tĩnh mạch phổi trở về bất thường có thể được chẩn đoán bằng siêu âm tim thai từ tuần thứ 18. Tại Việt Nam, siêu âm tim mạch bào thai mới phát triển và phổ biến trong một vài năm gần đây.Tuy đã có nhiều trường hợp bệnh tim bẩm sinh phức tạp được phát hiện sớm và phẫu thuật thành công, mang lại kết quả đáng khích lệ, nhưng về tổng thể, tỉ lệ tử vong do tim bẩm sinh vẫn còn cao do sự nhận thức của người dân còn hạn chế dẫn đến tình trạng nhiều trẻ không được chẩn đoán phát hiện bệnh, chẩn đoán muộn, hoặc can thiệp và phẫu thuật không kịp thời.Đối với trẻ nhỏ, khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu bất thường về tim mạch, các gia đình cần nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị kịp thời:- Trẻ sinh ra có hiện tượng tím, hay quấy khóc, thở nhanh.– Khả năng bú mẹ của trẻ kém, cữ bú của trẻ thường ngắt quãng và không được liên tục như các trẻ khỏe khác.- Trẻ có dấu hiệu tím tái, chậm tăng cân, tình trạng viêm phổi tái diễn liên tục.

 

Lê Mai - D.Hải

Lạc nội mạc tử cung, chữa thế nào?

Xin hỏi bác sĩ em bị làm sao? Có nguy hiểm không? Khám và điều trị ở đâu?

Phạm Thị Thùy Linh (thuylinh @gmail.com ).

Theo thư em mô tả thì rất có thể em bị lạc nội mạc tử cung. Lạc nội mạc tử cung được nghĩ đến khi bệnh nhân ở tuổi sinh đẻ, có dấu hiệu cơ năng sau: Đau là dấu hiệu hay gặp nhất. Tuy nhiên nhờ soi ổ bụng cho phép phát hiện lạc nội mạc tử cung không có triệu chứng. Tất cả đau bụng dưới có tính chất chu kỳ và nặng lên khi có kinh nghĩ đến lạc nội mạc tử cung. Đau bụng kinh nguyên phát ở các cô gái trẻ có thể là dấu hiệu gợi ý lạc nội mạc tử cung sau này. Đau khi giao hợp sâu đa số xảy ra giai đoạn 2 chu kỳ kinh nguyệt khi chạm vào túi cùng sau, dây chằng tử cung cùng. Ra máu bất thường trong vòng kinh hiếm gặp. Trường hợp của em nên đi khám phụ khoa. Siêu âm sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác. Tùy vị trí lạc nội mạc và mức độ nặng nhẹ của bệnh bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị nội khoa hay phẫu thuật. Về nội khoa, dùng hormon kháng estrogen để làm teo ổ lạc nội mạc tử cung (như progestin liều cao, danazol, GnRH). Tác dụng điều trị nội rất tốt với triệu chứng đau, do ngừng được kinh nguyệt nên ổ lạc nội mạc tử cung không phát triển. Trong điều trị vô sinh có thể có tác dụng gây phóng noãn. Với lạc nội mạc tử cung tại buồng trứng có thể giảm thể tích nang (không đáng kể) nhưng không mất được nên chỉ điều trị bổ trợ sau phẫu thuật. Tại ổ lạc nội mạc tử cung tác dụng giảm rõ rệt phản ứng viêm tại chỗ tạo sẹo xơ. Em nên đi khám tại bệnh viện hoặc phòng khám sản phụ khoa.

BS. Kim Oanh

Nguy cơ gãy xương tăng ở người lớn tuổi bị bệnh tiểu đường

“Gãy xương ở người lớn tuổi bị tiểu đường týp 2 là một vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng và gia tăng cùng với tốc độ già hóa dân số và đại dịch tiểu đường”, tác giả nghiên cứu bác sĩ Elizabeth Samelson cho biết.

Samelson và nhóm nghiên cứu đã xem xét hơn 1.000 người trong thời gian 3 năm. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, những người lớn tuổi mắc tiểu đường týp 2 bị yếu xương không thể đánh giá được bằng xét nghiệm mật độ xương tiêu chuẩn.

“Kết quả của chúng tôi xác định những thiếu hụt xương có thể góp phần làm tăng nguy cơ gãy xương ở người lớn tuổi bị tiểu đường và giúp phát triển những phương pháp mới để cải thiện phòng ngừa và điều trị”, bác sĩ Samelson cho biết.

Gãy xương ở người già dẫn tới giảm chất lượng sống, mất chức năng và thậm chí là tử vong, đồng thời làm tăng gánh nặng chi phí chăm sóc sức khỏe. Các nhà nghiên cứu cho biết, ngay cả những người có mật độ xương trung bình hoặc cao hơn so với những người cùng độ tuổi vẫn tăng nguy cơ gãy xương nếu họ bị tiểu đường týp 2. Đặc biệt, những người này tăng 40-50% nguy cơ gãy cổ xương đùi.

Các tác giả cho biết, hiểu rõ hơn về các yếu tố nguy cơ khác nhau ảnh hưởng tới sức khỏe xương và gãy xương sẽ giúp hỗ trợ phòng ngừa. Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Journal of Bone and Mineral Research ngày 20/9.

BS P.Liên

(Theo Univadis/ Healthday)

Kỹ thuật PGD giúp các cặp vợ chồng mang gen bệnh tan máu bẩm sinh có con khỏe mạnh

 

Sáng ngày 15/9/2017, tại BV Phụ sản TW, một cháu bé là con của cặp vợ chồng mang gen bệnh lý Thalassemia (tan máu bẩm sinh) đã chào đời khỏe mạnh-GS.TS Nguyễn Viết Tiến,Thứ trưởng Bộ Y tế, GĐ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản quốc gia, người đã trực tiếp thực hiện phẫu thuật bắt con cho sản phụ Hồ Y T. cho biết trong buổi họp báo sau đó.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe ba mẹ- trẻ Nguyễn Đức Vinh, Giám đốc BV Phụ sản TW Vũ Bá Quyết cùng tham dự buổi họp báo

Sản phụ là chị Hồ Y T. 38 tuổi người dân tộc Giẻ Triêng ở Gia Lai. Trước đó, chị Hồ Y T. Và chồng là anh Nguyễn Văn Th.(36 tuổi) đã sinh được một con gái vào năm 2006. Cháu lớn lên bình thường, khỏe mạnh. Năm 2012, chị Hồ Y T. lại mang thai và lần này chuyện buồn đã xảy ra: Chị phải bỏ thai (đình chỉ thai nghén) vì phù thai khi đã mang thai được 23 tuần. Lần thứ 3 mang thai sau đó 2 năm, “phù thai” và “đình chỉ thai nghén” lại một lần nữa là những dòng chỉ định trong bệnh án sản khoa của chị Hồ Y T. khi chị mang thai ở tuần thứ 24. Nghi ngờ đây là biến chứng của bệnh Thalassemia( bệnh lý tan máu bẩm sinh), lúc này  chị Hồ Y T. và chồng  được xét nghiệm sàng lọc Thalassemia và cho kết quả cả hai đều mang gen bệnh.

Chị Hồ Y T. đến BV Phụ sản TW khám từ giữa năm 2016 và được làm xét nghiệm chẩn đoán tại Trung tâm Chẩn đoán trước sinh của BV. Tại đây, chị được thụ tinh ống nghiệm từ tháng 12/2016. Trong quá trình thụ tinh ống nghiệm, phôi thai của chị Hồ Y T. được thực hiện kỹ thuật chẩn đoán di truyền trước chuyển phôi (PGD), phát hiện trong 7 phôi có 3 phôi mang gen bệnh Thalassemia, 2 phôi bình thường . Kết quả chuyển 2 phôi này đậu 1 và quá trình thai nghén khỏe mạnh. Khi thai nhi được 38 tuần tuổi, các thầy thuốc quyết định mổ lấy con cho chị Hồ Y T.

Cháu bé con của cặp vợ chồng mang gen bệnh tan máu bẩm sinh chào đời khỏe mạnh nhờ kỹ thuật chẩn đoán di truyền trước chuyển phôi

Sáng ngày 15/9/2017, bé con chị T đã chào đời khỏe mạnh , nặng 3,5 kg.  Nói về sức khỏe của bé, GS. Nguyễn Viết Tiến rất tin tưởng. Ông lý giải điều này rằng, trong quá trình chọc sinh thiết phôi thai, nếu có tổn hại gì, phôi thai yếu ớt sẽ tự thoái hóa và hỏng. Chỉ có phôi thai thật khỏe mạnh mới tồn tại và phát triển được trong điều kiện thụ tinh ống nghiệm.

Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 2.000 trẻ em sinh ra mắc bệnh  Thalassemia, khoảng 10 triệu người mang gen bệnh này và là nguồn di truyền cho thế hệ sau.  Được biết, kinh phí thực hiện kỹ thuật PGD từ 50-70 triệu đồng nhưng kết quả rất lớn: Đem đến cho những cặp vợ chồng mang gen bệnh lý tan máu bẩm sinh niềm hy vọng, hạnh phúc có được đứa con khỏe mạnh. Kỹ thuật này cũng giảm thiểu tình trạng phải đình chỉ thai nghén ở những trường hợp phát hiện bệnh lý di truyền Thalassemia khi chẩn đoán trước sinh. Bằng cách này cũng  giảm tỷ lệ tai biến sản khoa và tỷ lệ người mắc bệnh, mang gen bệnh Thalassemia.

 

Đại diện gia đình sản phụ tặng hoa cảm ơn GS. TS Nguyễn Viết Tiến

 

Thalassemia là một trong những bệnh lý về máu. Bệnh nhân mắc chứng bệnh này có đặc điểm chung là tan máu thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính. Trên thế giới có 7% dân số mang gen bệnh, 1,1% các cặp vợ chồng có nguy cơ sinh con bị Thalassemia.Theo nghiên cứu, nếu bố và mẹ cùng mang gen bệnh Thalassemia, nguy cơ con mắc bệnh là 25%, nguy cơ con cũng mang gen bệnh là 50%. Trong trường hợp chỉ bố hoặc mẹ mang gen bệnh, con sinh ra sẽ có nguy cơ mang gen bệnh là 50%, nguy cơ mắc bệnh là 0%.Nếu bố, mẹ có một người mắc bệnh, một người mang gen bệnh, tỷ lệ con mắc bệnh cao tới 50%, mang gen bệnh 50%. Còn khi hai người cùng có bệnh tan máu bẩm sinh mà lấy nhau, sinh con ra sẽ không thoát khỏi căn bệnh này. Bệnh lý tan máu bẩm sinh (Thalassemia), đem đến những hậu quả rất nghiêm trọng. Mức độ nặng nhất là gây phù thai nhi, thai chết lưu trước khi sinh như trường hợp của chị Hồ Y T. Nhẹ hơn, khi trẻ sinh ra sẽ có biểu hiện thiếu máu từ lúc rất nhỏ (chưa được 2 tuổi).Mức độ trung bình là trẻ biểu hiện thiếu máu khi 6 tuổi trở lên. cũng có khi triệu chứng của bệnh tan máu bẩm sinh rất kín đáo, chỉ được phát hiện khi có kèm các bệnh lý khác như nhiễm trùng, phẫu thuật, có thai... Thậm chí thể Thalassemia ẩn còn không bị thiếu máu.

Minh Thúy- Thái Bình

Vật lý trị liệu cho người bệnh sau mổ u đại tràng

Biến chứng thường gặp đối với người bệnh là viêm phổi và tắc ruột. Do đó, người bệnh được chỉ định tập vật lý trị liệu trước và sau mổ để ngừa các biến chứng, giảm số ngày nằm viện cũng như chi phí điều trị.

Mục đích tập vật lý trị liệu cho người bệnh:

- Ngừa viêm phổi, xẹp phổi.

- Ngừa tắc ruột.

- Loại bỏ đàm nhớt.

- Gia tăng chức năng hô hấp.

- Gia tăng tuần hoàn.

- Duy trì và gia tăng tầm vận động các khớp.

- Gia tăng sự gắng sức, sức bền.

- Điều chỉnh tư thế trong suốt quá trình tập luyện.

Vật lý trị liệu cho người bệnh sau mổ u đại tràng

Thở ngực:

Tư thế: người bệnh nằm ngửa hoặc ngồi, 1 tay để trên ngực.

Bắt đầu: người bệnh hít vào bằng mũi chậm, phình ngực lên, sau đó thổi ra bằng miệng giống như huýt sáo, xẹp ngực xuống. Bài tập này làm từ 10 - 20 lần/đợt tập, 3 - 4 đợt tập/ngày.

Thở bụng (thở cơ hoành):

Tương tự như thở ngực.

Tư thế: người bệnh nằm ngửa hoặc ngồi, 1 tay để trên bụng.

Bắt đầu: người bệnh hít vào bằng mũi chậm, phình bụng lên, sau đó thổi ra bằng miệng giống như huýt sáo, xẹp bụng xuống. Bài tập này làm từ 10 - 20 lần/đợt tập, 3 - 4 đợt tập/ngày.

Thở kết hợp với vận động 2 tay:

Tư thế: người bệnh nằm ngửa hoặc ngồi, đan 2 tay vào nhau.

Bắt đầu: người bệnh hít vào bằng mũi chậm, nâng 2 tay lên, sau đó thổi ra bằng miệng giống như huýt sáo, hạ 2 tay xuống. Bài tập này làm từ 10 - 20 lần/đợt tập, 3 - 4 đợt tập/ngày.

Thở ở tư thế nằm nghiêng:

Tư thế: nằm nghiêng bên trái, có thể kê thêm gối dưới bụng để tăng sự giãn nở vùng phổi phải.

Bắt đầu: người bệnh hít vào bằng mũi chậm, nâng tay phải lên, sau đó thổi ra bằng miệng giống như huýt sáo, hạ tay xuống. Bài tập này làm từ 10 - 20 lần/đợt tập, 3 - 4 đợt tập/ngày.

Đổi sang tập thở ở tư thế nằm nghiêng bên phải.

Thở kết hợp với vận động 2 chân:

Tư thế: nằm ngửa, thả lỏng 2 tay và 2 chân.

Bắt đầu: hít vào bằng mũi thì co chân trái lên, sau đó thở ra bằng miệng hạ chân xuống. Tiếp theo, đổi qua chân bên phải và làm tương tự. Bài tập này làm từ 10 - 20 lần/đợt tập, 3 - 4 đợt tập/ngày.

Thở kết hợp bắc cầu:

Tư thế: nằm ngửa co 2 chân lên.

Bắt đầu: hít vào bằng mũi thì nhấc mông lên, sau đó thở ra bằng miệng thì hạ mông xuống. Bài tập này làm từ 10 - 20 lần/đợt tập, 3 - 4 đợt tập/ngày.

Thở với dụng cụ tập thở:

Tư thế: nằm ngửa hoặc ngồi.

Bắt đầu: ngậm hoàn toàn đầu ống vào miệng (như hình vẽ), qua ống hít vào một hơi thật dài và chậm, cố gắng giữ hơi thở càng lâu càng tốt, tùy vào tình hình của người bệnh mà nhân viên vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn thể tích bao nhiêu là phù hợp, sau đó thở ra bình thường.

Thực hiện: 5 - 6 hơi thở/lần.

4 - 5 lần/đợt tập.

3 - 4 đợt tập/ngày.

Tập ho:

Cách 1: tư thế ngồi, 2 tay ôm cố định vùng mổ, người bệnh hít sâu bằng mũi, nín thở trong 3 giây sau đó ho mạnh ra.

Cách 2: tư thế ngồi, 2 tay ôm cố định vùng mổ, người bệnh thổi ra bằng miệng đến hết hơi, sau đó ho mạnh ra.

Phạm Văn Thạnh Bệnh viện ĐHYD TP.HCM